Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lí theo pháp luật như thế nào?

Căn cứ vào điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Căn cứ vào Điều 37 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “ Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Khi danh dự và nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm và được pháp luật tôn trọng bảo vệ, được quy định rõ ràng trong các bộ luật như Hiến Pháp hay bộ luật Dân sự,… thì đồng nghĩa với việc mọi hành vi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm con người đều bị xử lí theo Luật. Có nhiều hình thức xử lí khác nhau về các hành vi trên tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến người bị xâm hại cũng như người gây ra hậu quả có cách gây tổn hại như thế nào.

Khi đầy đủ chứng cứ về các hành vi nói trên, người bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm hoặc người thân có thể đưa hành vi của người đó ra trước pháp luật để bị xử lý theo quy định. Chẳng hạn theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009):

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Phạm tội thuộc một trong cac trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Phạm tội nhiều lần; Đối với nhiều người; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến hai năm.

Advertisement