MỘT VÀI GỢI Ý THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY SLIDE POWERPOINT
1. Quy định chung
1.1 Về thiết kế: Chỉ nên sử dụng 3 màu sắc chính: màu nền, màu chữ và màu nhấn mạnh.
1.2. Về font chữ
– Sử dụng font chữ không chân (ví dụ: Arial, Tahoma, verdana,… ), tránh dùng font chữ lạ.
– Tránh dùng nhiều quá font chữ trong 1 báo cáo.
– Tiêu đề nên để ≥ 36 point (có thể thay đổi tuỳ theo kích thước phòng);
– Đầu mục lớn nên để ≥ 32 point (có thể thay đổi tuỳ theo kích thước phòng);
– Các mục còn lại nên để cỡ 24 point (có thể thay đổi tuỳ theo kích thước phòng);
– Không nên dùng tất cả chữ hoa.
1.3. Về văn bản
– Một chủ đề được trình bày trên một slide.
– Tiêu đề mỗi slide cần được nổi bật.
– Mỗi slide không nên trình bày nhiều chữ ( chỉ khoảng 3 – 7 dòng ).
– Cân nhắc áp dụng nguyên tắc 6-6 (mỗi slide khoảng 6 dòng, mỗi dòng khoảng 6 chữ) hoặc 8-8 (mỗi slide khoảng 8 dòng, mỗi dòng khoảng 8 chữ)
1.4. Về nội dung
– Nên có slide giới thiệu qua toàn bộ nội dung của báo cáo
– Bố cục các phần của báo cáo nên trình bày hợp lý, các phần không để quá dài hay quá ngắn so với các phần khác trong bài.
– Nội dung nên vắn tắt nhưng rõ ràng (dùng keyword, sơ đồ,…).
– Đưa biểu đồ, hình ảnh, clip minh họa phải hợp lý, liên quan đến vấn đề cần nói và giải thích được.
1.5. Về thời gian
– Tốc độ báo cáo trung bình 2-3 phút/1 slide. Bài báo cáo nên được thuyết trình trong thời gian theo yêu cầu.
2. Cách thuyết trình một báo cáo bằng Powerpoint
2.1. Về tư thế
– Không nên chỉ đứng một chỗ để thuyết trình từ đầu đến cuối;
– Lời nói rõ ràng, không nói nhỏ hay to quá, cách xưng hô lễ phép;
– Không nên thuyết trình như là đọc;
– Tư thế, cử chỉ thoải mái nhưng hợp lý;
– Luôn tạo cuốn hút cho người nghe vào vấn đề mình đang nói;
– Trong khi nói, nên hướng ánh mắt về phía người nghe và tốt nhất là nhìn thẳng vào mắt một vài người. Làm như vậy bạn sẽ tự tin hơn và người nghe cũng cảm thấy dễ chịu hơn;
– Không nên chỉ nhìn vào slide để đọc, điều đó sẽ gây ra tính thụ động, phụ thuộc vào slide dẫn đến không thể phát triển được ý tưởng và quên những vấn đề mình định nói, điều đó cũng làm mất cảm tình của người theo dõi.
2.2. Về nội dung thuyết trình
Bắt đầu thuyết trình bằng slide đầu tiên, thường là slide tựa đề. Thông thường có 3 thông tin quan trọng nhất là:
- Tựa đề, chủ đề
- Tác giả, Khoa, Trường …
- Tên GV hướng dẫn, học hàm, học vị, địa chỉ công tác (nếu cần thiết)
– Lời mở đầu: đây là phần dẫn nhập vào chủ đề của báo báo, có thể tùy theo cách trình bày của mỗi người nhưng chúng ta có thể dẫn nhập bằng tầm quan trọng, đặc điểm hay thuộc tính nổi bật của đối tượng, vấn đề sắp nói đến.
– Nội dung chính: Nên giới thiệu qua toàn bộ nội dung mình sẽ nói (các đầu mục lớn trong bài). Khi trình bày một mục nào thì cũng nên có phần dẫn nhập và khi chuyển sang nói phần khác thì cũng cần có phần chuyển tiếp. Bài thuyết trình có hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu minh họa thì cần phải giải thích qua.
– Phần kết thúc: tóm lược những vấn đề quan trọng nhất, những vấn đề mình quên chưa nói trong khi thuyết trình và câu kết thúc bài thuyết trình, hướng phát triển đề tài và lời cảm ơn đến các đối tượng đã quan tâm lắng nghe; đồng thời đưa ra lời đề nghị các câu hỏi để thảo luận.
Tải bài viết PDF: lrac-mot-vai-goi-y-thiet-ke-va-trinh-bay-slides